Chỉ số đường huyết của người bình thường là bao nhiêu?
Ở Việt Nam hiện có khoảng 4,8 triệu người mắc bệnh đái tháo đường đặc biệt cùng với sự phát triển của kinh tế và xã hội thì tỷ lệ đái tháo đường càng có xu hướng gia tăng ở người trẻ. Theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên theo định kỳ có vai trò vô cùng quan trọng để phòng và điều trị bệnh tiểu đường. Vậy chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu?
1. Chỉ số đường huyết là gì?
Đường ( hay glucose máu ) là nguồn năng lượng chính của cơ thể đồng thời cũng là nguồn nhiên liệu cực kỳ quan trọng và cần thiết cho các cơ quan đặc biệt hệ thần kinh và tổ chức não bộ.
Chỉ số đường huyết viết tắt là GI (glycemic index) được định nghĩa là giá trị chỉ nồng độ glucose có trong máu thường được đo bằng đơn vị là mmol/l hoặc mg/dl. Nồng độ glucose trong máu liên tục thay đổi từng ngày thậm chí từng phút đặc biệt liên quan đến chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày. Lúc nào trong máu luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường trong máu thường xuyên cao sẽ dẫn tới bệnh đái tháo đường và ảnh hưởng biến chứng đến nhiều cơ quan đặc biệt là thận mạch máu vv...
Chỉ số đường huyết được phân thành 4 loại: đường huyết bất kỳ, đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn 1h và sau ăn 2h và đường huyết được thể hiện qua chỉ số HbA1C.
Chỉ số đường huyết có ý nghĩa giúp xác định nồng độ glucose trong máu của người tại thời điểm khảo sát là bao nhiêu. Từ đó, chúng ta có thể xác định được người bệnh đang ở mức bình thường, tiền đái tháo đường hay đang bị đái tháo đường.